Cây chùm ngây mang lại giá trị dinh dưỡng rất là cao vừa làm món ăn, vừa làm thuốc. Tuy được phát hiện trong vài năm trước các mô hình trồng cây chùm ngây mở ra nhiều nhưng thị trường lại hạn hẹp. Do bà con vẫn chưa nắm được hết giá trị mà chùm ngây mang lại
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, lá và hoa chùm ngây là hai bộ phận chứa lượng vi-ta-min C cao gấp bảy lần lượng vi-ta-min C có trong quả cam; gấp bốn lần vi-ta-min A có trong cà rốt; gấp bốn lần lượng can-xi và hai lần lượng prô-tê-in của sữa; hơn ba lần lượng po-ta-si-um, ka-li của chuối...
Rễ, thân, lá, hoa của chùm ngây đều có tác dụng rất tốt cho con người, khi được chế biến thành các món ăn sẽ có tác dụng kích thích tiêu hóa, lợi tiểu, trị sỏi thận, thấp khớp, cổ trướng, kích thích tim và tuần hoàn. Ngoài ra, vỏ cây chùm ngây còn được dùng làm thuốc trị xơ tuyến tiền liệt, chống mệt mỏi...
Để sử dụng chùm ngây có thể làm các món ăn như sau :
1. Lá chùm ngây với hương vị tương tự rau ngót, được tuốt nấu canh suông (hoặc với thịt, tôm, cua, trai hến, nấm); ăn sống; trộn salad; xào trứng, thịt bò, thịt lợn; xay với sữa, đường làm nước sinh tố.
2. Bột làm từ lá phơi khô dùng để hòa vào cháo hoặc bột trẻ em; nhào bột làm bánh hoặc pha nước uống.
3. Hoa chùm ngây ăn sống, xào, nấu canh, phơi khô hãm uống như một loại trà.
4. Quả chùm ngây non cho hương vị gần giống măng tây hay đậu cô ve, có thể xào thịt bò, hầm xương, nấu canh.
5. Hạt chùm ngây có nhiều dầu, rang ăn tương tự như lạc hoặc dùng để ép lấy dầu ăn.
6. Rễ non chùm ngây ăn sống hoặc nghiền làm gia vị cay tương tự mù tạt.
Tuy nhiên, phần giàu dinh dưỡng nhất của chùm ngây là lá, cũng là thứ thường xuyên được sử dụng nhất để làm thực phẩm ở ta (ít người xài quả non, rễ, vỏ, hạt, hoa). Về cơ bản cách chế biến lá chùm ngây cũng khá tương tự rau ngót tuy nhiên những khuyến cáo sau đây hầu như ko bao giờ thừa:
1. Lá non ăn mềm hơn lá già nhưng hăng hơn và kém bùi hơn lá già. Nên sử dụng lá thật tươi, tốt nhất là vừa tuốt ra khỏi cây. Nếu bảo quản tủ lạnh ko nên để lâu, và phải bọc kín để tránh bay hơi nước khiến lá héo già.
2. Vò lá trước khi nấu cho lá mềm ra. Thả lá đã vò vào nồi, mở vung nồi khi nấu, sôi lại một lúc thì nhấc xuống. Nếu lá già thì đun lâu hơn một chút. Ko nên vừa thả rau vào đã nhấc xuống ăn sẽ hơi nồng.
3. Chỉ sử dụng lượng rau vừa phải. Quá nhiều thì vừa thừa dinh dưỡng vừa hăng nồng, ko ngon.
4 Cho gia vị vừa phải. Thường chỉ cần chút muối và hạt nêm
Món canh của Myanma từ quả chùm ngây. Trong ẩm thực, lá non và thậm chí cả lá già của chùm ngây được sử dụng để nấu canh với thịt, tôm, nấm hoặc nấu suông (mùi vị tương tự rau ngót), trộn salad, ăn sống, xào thịt, trứng, xay nhuyễn thành nước sinh tố. Lá chùm ngây phơi khô tán bột có thể để rất lâu mà không mất dinh dưỡng, sử dụng cho nhiều món ăn như cháo, bột trẻ em, nhào bột bánh, pha nước uống. Hoa chùm ngây có nhiều mật ngọt và giàu dinh dưỡng, làm rau hoặc phơi khô dùng nấu lấy nước uống như một loại trà. Trái non được dùng xào, nấu canh, hầm xương, ninh súp như đậu cô ve và cho hương vị gần tương tự măng tây. Khi già, hạt chùm ngây có thể rang ăn như đậu phộng. Rễ non của cây ăn sống hoặc làm gia vị như cải ngựa (mù tạt). Tuy nhiên tương tự rau ngót, lô hội, hạn chế sử dụng rau và các chế phẩm từ chùm ngây cho phụ nữ có thai
Lá chùm ngây còn chứa nhiều dưỡng chất hơn cả quả và hoa, tính theo trọng lượng, trong đó vitamin C hơn cam 7 lần, vitamin A hơn cà rốt 4 lần, canxi gấp 4 lần sữa, sắt gấp 3 lần cải bó xôi, đạm nhiều gấp đôi sữa chua và potassium gấp 3 lần trái chuối
Các bài thuốc về cây chùm ngây
1. Trị u xơ tiền liệt tuyến:
(Bệnh nhân tiểu khó, tiểu rắt (nhắt), đang tiểu bị ngắt giữa dòng, dòng tiểu bị giảm đột ngột)
Bài thuốc 1:
-Vỏ cây chùm ngây 50g -Dây Sống chua (Lá nấu canh chua, mọc nhiều ở Quảng ngãi)50g Xắt nhỏ, phơi khô, sao vàng. Nấu nước uống hằng ngày. Liên tục 1-2 tháng.
Bài thuốc 2:
- Dùng 100gr rễ chùm ngây tươi và 80gr lá trinh nữ hoàng cung tươi (hoặc dùng rễ chùm ngây khô 30gr và lá trinh nữ hoàng cung khô 20gr). Đem nấu với 2 lít nước, nấu còn lại nửa lít thuốc. Uống ấm 3 lần trong ngày.
2. Trị suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh, giúp ổn định huyết áp, ổn định đường huyết, bảo vệ gan:
Mỗi ngày dùng 150gr lá chùm ngây non rửa sạch, giã nát, thêm 300ml nước sạch vắt lấy nước cốt (hoặc dùng máy xay sinh tố), thêm 2 muỗng canh mật ong trộn đều, chia uống 3 lần dùng trong ngày.
3. Trị tăng cholesterol, tăng lipid máu, tăng triglycerid, hoặc làm giảm acid uric, ngăn ngừa sỏi oxalate:
Mỗi ngày dùng 100gr rễ chùm ngây tươi (hoặc 30gr khô) rửa sạch, nấu với 1 lít nước, nấu sôi 15 phút, để uống cả ngày.
4. Chữa phụ nữ sinh xong, đau dạ con (Tử cung co bóp):
Rễ cây Chùm ngây 100g rửa sạch, thái mỏng, phơi khô sao vàng, hạ thổ. Sắc với 250ml nước , còn 150ml nước thuốc , chia làm 2 lần. Uống lúc đói.
5. Lắng nước, lọc nước:
Dùng 2 trái chùm ngây tươi đã có hột già. Lấy hột giã nát quậy đều 5 phút với 3 lít nước đục vùng lũ lụt, nước đục ở ruộng, ao, hồ. Để lắng 2 giờ thì có nước trong dùng được.
6. Dưỡng da :
Tại Mỹ và các nước Âu châu, cây Moringa được sử dụng rộng rãi trong công nghê dưỡng da , mỹ phẩm cao cấp. Cách dùng đơn giản: các bà các cô có thể áp dụng ngay: giã nhuyễn 20gr lá, để không hoăc trộn với dầu lấy từ hat Moringa thoa đắp 2 lần, mỗi lần 7 phút, trong một ngày, trong một tuần sẽ thấy hiệu nghiệm. (kinh nghiệm) ( lưu ý : không nên ủ đắp trên da mặt quá lâu trên 10 phút ).
7. Thuốc ngừa thai của dân tộc Raglay:
Cứ 5 ngày thì dùng 2 nắm rễ cây chùm ngây còn tươi (150g) rửa sạch băm nhỏ nấu với 2 lít nước còn nửa lít thuốc chia uống 2 lân trong ngày. Phụ nữ Raglay trong tuổi sinh đẻ nếu uống nước sắc rễ chùm ngây thì không có con.
- Blogger Comment
- Facebook Comment
Subscribe to:
Post Comments
(
Atom
)
0 nhận xét:
Post a Comment