Cây Chùm ngây |
Ở các nước đang phát triển, nhà vệ sinh thường xây dựng đơn sơ, các đòi hỏi về vệ sinh cơ bản thường chưa đạt tiêu chuẩn. Phân có chứa trứng ký sinh trùng từ các nhà vệ sinh thường được đưa vào trong các hồ ao, sông ngòi và kênh rạch lân cận. Mọi người khi sử dụng nước này dù là ăn uống hay tắm rửa cũng đều có nguy cơ bị nhiễm trứng ký sinh trùng. Nếu sử dụng làm nước tưới, ký sinh trùng sẽ lây lan, phát tán qua các sản phẩm nông nghiệp.
Không chỉ nông dân ở các nước đang phát triển, mà Ý, Tây Ban Nha và một số nước Đông Âu, người nông dân cũng có thói quen sử dụng nước thải để tưới cây. Vì vậy trứng ký sinh trùng đặc biệt là sán dây trong nước thải có thể được chuyển vào sản phẩm nông nghiệp và lây nhiễm ra cộng đồng.
Một phát hiện mới cho thấy chỉ cần sử dụng một ít dịch chiết từ cây chùm ngây đã có thể ngăn chặn ký sinh trùng xâm nhập vào hệ tiêu hóa của người. Đây là một giải pháp đơn giản và rẻ tiền nhưng có thể giúp giải quyết những vấn đề xã hội rộng lớn - nó có thể giúp ích cho hơn một tỷ người có nguy cơ nhiễm ký sinh trùng trên toàn thế giới.
Mita Eva Sengupta từ Đại học Copenhagen (Đan mạch) vừa bảo vệ thành công luận án tiến sĩ liên quan đến việc xây dựng một qui trình đơn giản từ nguyên liệu là hạt chùm ngây để diệt ký sinh trùng một cách hiệu quả.
Không chỉ dừng lại ở nước ao, hồ; nhu cầu khống chế ký sinh trùng cũng rất quan trọng tại chính những khu xử lý nước thải. Sengupta cho biết chúng ta hoàn toàn chưa biết gì về hoạt động của trứng ký sinh trùng trong các nguồn nước thải khác nhau. Các nhà máy xử lý nước thải được xây dựng nhằm giảm tạp chất trong nước càng nhiều càng tốt, nhưng nhìn chung các nhà quản lý ở các cơ sở xử lý nước thải có rất ít kiến thức về các tác nhân gây bệnh như trứng ký sinh trùng. Do đó cần có các biện pháp cải tiến trong khâu xử lý nước thải.
Trong luận án của mình, Sengupta cho rằng vấn đề nhiễm giun đường ruột có thể được giảm bằng cách sử dụng dịch chiết mới mà cô đã nghiên cứu. Dịch chiết này xuất phát từ cây chùm ngây có khả năng làm cho trứng của ký sinh trung rơi xuống nước sẽ bị tác động mạnh nên sau đó không thể bám trên sản phảm nông nghiệp và không lây truyền cho mọi người.
Sengupta đã nghiên cứu và dưa ra giải giải quyết trong trường hợp trứng ký sinh trùng nằm lẫn với cả bùn đất, tảo, xác bã thực vật và các chất khoáng.
Sengupta đã thực hiện các xét nghiệm phòng thí nghiệm để tìm một phương pháp có thể diệt được trứng một cách nhanh chóng hơn từ các lớp bề mặt, nơi chúng có nhiều khả năng lây nhiễm sang người trực tiếp, hoặc gián tiếp thông qua nước tưới.
Dịch chiết từ hạt chùm ngây có thể được chuẩn bị dễ dàng, đơn giản bằng cách nghiền hạt thành bột mịn. Khi sử dụng có thể hòa bột này vào trong một chai nước và lắc đều để hoạt chất tan đều trong nước. Hỗn hợp này được lọc sơ cặn là đã ngay một dung dịch để sẵn sàng để đem xử lý ở các vùng có nước bị ô nhiễm.
Dịch chiết có tác dụng như một chất kết gắn, chúng làm qui tụ các hạt bùn, tảo, xác bã thực vật, khoáng chất và trứng ký sinh trùng thành các vi hạt, các vi hạt này nhanh chóng lắng xuống phía dưới và mất khả năng gây hại.
Cây Chùm ngây |
Chai chưa được xử lý (tay trái) và chai đã được xử lý với hạt chùm ngây (tay phải).
Kết quả nghiên cứu cho thấy trứng ký sinh trùng trong nước được loại bỏ bởi dịch chiết hạt chùm ngây nhanh gấp hơn hai lần so với việc không sử dụng dịch chiết.
Việc thực hiện diễn ra thật dễ dàng rất thích hợp cho cho người nông dân áp dụng. Người nông dân cũng có thể cho dịch hạt chùm ngây vào thùng nước tưới và sử dụng để tưới cho cây trồng nhằm hạn chế lây lan trứng ký sinh trùng cho rau quả. Qua các xét nghiệm cho thấy dịch chiết hạt chùm ngây hoàn toàn vô hại cho người sử dụng
Nghiên cứu của Sengupta cũng cho thấy rằng nước càng bị ô nhiễm, dịch chiết này lại càng loại bỏ trứng ký sinh trùng hiệu quả hơn. Trong thời gian tới nhóm nghiên cứu của Sengupta dự kiến sẽ đi khảo sát ở Ghana để tiến hành các thử nghiệm thực tế về việc sử dụng dịch chiết hạt chùm ngây cho người dân ở khu vực này.
WiniS - KPM -7/2012
0 nhận xét:
Post a Comment