Nhưng đồng thời thương mại điện tử như con dao 2 lưỡi đối với thương hiệu của bạn vậy. Bạn phải đối mặt với sự cạnh tranh vượt khu vực, khi đó chất lượng sản phẩm của bạn phải đi cùng với cam kết của bạn. Nếu không thương hiệu của bạn sẽ phải đối mặt với sự khủng hoảng với tốc độ lan truyền cực nhanh.
Vậy hãy chọn phương pháp sao cho phù hợp cho thương hiệu và sản phẩm của bạn
Tôi xinh trích nguyên văn bài báo bên VTV thống kê về một số cửa hàng,sản phẩm thực tế đã đi lên từ thương mại điện tử như thế nào:
Hiệu quả từ tiếp thị trực tuyếnVậy bước đi của bạn đến đâu rồi :
Cửa hàng bán va-li du lịch KOS trên đường Huỳnh Văn Bánh, quận Phú Nhuận, đã cho ra mắt trang web Valikeo.vn vào đầu tháng 8 năm ngoái. Ban đầu, trang web này được thiết kế đơn giản, chỉ có hình ảnh sản phẩm và số điện thoại, địa chỉ cửa hàng, chưa tích hợp tính năng bán hàng và thanh toán trực tuyến.
Sau hai tháng đi vào hoạt động, KOS đạt mức doanh thu khoảng 40 triệu đồng, tức chỉ bán được hàng cho hơn 20 khách với giá một va-li 1 triệu - 1,7 triệu đồng, gần như không có lãi.
Anh Nguyễn Khánh Duy, chủ cửa hàng, nói rằng vào thời điểm kể trên anh chưa chú trọng việc bán hàng qua mạng nên Valikeo.vn không được đầu tư đúng mức, ví dụ anh không chi tiền cho việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO – search engine optimization), một kỹ thuật giúp đẩy trang web lên trang đầu trong danh sách kết quả tìm kiếm của Google.
Đến đầu tháng 10-2012, KOS thuê nhân sự làm SEO với chi phí khoảng 6 triệu đồng/tháng. Kể từ lúc được nhiều người sử dụng Internet biết đến thông qua Google, mỗi tháng cửa hàng có hơn 150 đơn hàng, doanh thu tăng vọt lên 200 triệu đồng, gấp 5 lần so với trước đây.
Khác với KOS, Bánh Mì Việt (Banhmiviet.net) không dành nhiều kinh phí cho việc tiếp thị trực tuyến do tận dụng tính năng quảng cáo miễn phí trên các diễn đàn như Địa Điểm Ăn Uống, Otosaigon.com, Hoclamgiau.vn… Tuy nhiên, hiệu quả tiếp thị trên các diễn đàn này không cao, sau sáu tháng, lượng khách do các diễn đàn này mang lại chỉ chiếm khoảng 10%. Anh Lê Văn Cường, quản lý chuỗi cửa hàng Bánh Mì Việt trên đường Phan Xích Long, quận Phú Nhuận, nói rằng một năm sau khi ra đời, vào tháng 10-2012, công ty mới có trang web và đầu tư cho khâu tiếp thị trực tuyến.
“Bánh Mì Việt hiện đầu tư kinh phí cho việc hợp tác với các trang web đặt thức ăn trực tuyến như Foodpanda.com, Vietnammm.com, Eat.vn, Chonmon.vn… Việc hợp tác này mang lại nhiều lợi ích cụ thể cho cửa hàng. Các trang web kể trên có chính sách bảo đảm với người tiêu dùng về chất lượng dịch vụ và sản phẩm mà họ giới thiệu, đồng thời thực hiện việc kiểm tra sản phẩm của đối tác rất chặt chẽ”. Anh Cường nói thêm rằng, trung bình cửa hàng bán được khoảng 1.000 ổ bánh mì mỗi tháng qua các trang ẩm thực trực tuyến, phần lớn khách đặt hàng trực tuyến là người nước ngoài sống tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, kể từ lúc Bánh Mì Việt mở trang web, khách đặt mua qua điện thoại cũng tăng lên, hiện chiếm 30% trong tổng số khách của cửa hàng. Từ kết quả này, công ty sẽ có thêm ba chi nhánh nữa vào đầu quý 2 năm nay.
Bà Nguyễn Kim Loan, Giám đốc Trung tâm lữ hành Festival, thuộc Công ty Du lịch Festival, cho biết công ty bắt đầu bán tour qua trang web từ năm 2007 nhưng khi đó chưa tích hợp dịch vụ thanh toán trực tuyến. Mãi đến cuối năm 2011, công ty mới hợp tác với một cổng thanh toán đồng thời đẩy mạnh việc bán hàng qua mạng, chăm sóc khách hàng qua việc trò chuyện trực tuyến (online chat).
Đến nay, lượng khách mà Festival có được qua kênh trực tuyến khá cao, chiếm 30% trong tổng số khách mua tour của công ty. Doanh thu từ lượng khách hàng trực tuyến này chiếm 1/4 tổng doanh thu của Festival.
Nhận thức được tầm quan trọng của kênh tiếp thị trực tuyến, từ năm ngoái Festival đã bắt đầu tăng đầu tư về ngân sách lẫn nhân lực cho khâu này. Không chỉ tiếp thị qua thư điện tử (e-mail), mạng xã hội Facebook, doanh nghiệp còn chi tiền vào Google Adword để giúp đẩy trang web lên hàng đầu trong danh sách kết quả tìm kiếm của Goolge.
Cũng nhờ kênh trực tuyến mà Festival tiết kiệm được khoảng 30% chi phí dành cho hoạt động quảng cáo truyền thống trên các báo, tạp chí và truyền hình. Khoản tiết kiệm này công ty sử dụng lại vào việc giảm giá tour, tăng thêm chính sách khuyến mãi cho khách, giúp thu hút khách hàng và ổn định doanh số.
- Tạo website
- Chọn tên ,logo, slogan
- Tạo dựng website : thông tin tối thiểu cần có là info về sản phẩm, chất lượng giá cả, đặc biệt là thông tin cửa hàng và liên hệ nó sẽ tăng sự thân thiện và gần gũ với khác hàng
- Đánh giá chất lượng và quảng bá website cũng như sản phẩm : nếu thị trường quá khó khăn với sản phẩm của bạn : 1 do sản phẩm tốt nhưng cạnh tranh cao : bạn cần tìm giải pháp phù hợp để quảng bá mạnh hơn, liên kết với các sản phẩm khác cùng loại hoặc cùng nhóm khách hàng trong quá trình phát tiển bạn sẽ có hướng đi cho mình. 2 là do chất lương sản phẩm thấp hơn so với mong đợi, điều này thật sự tồi tệ cẩn có sự thay đổi trước khi quay lại và quảng cáo sản phẩm vì mục đích lâu dài.
- .......loading..................
Với thị trường hiện này vẫn còn hoài nghi với thương mại điện tử thì bạn vẫn lên nâng cao chất lượng sản phẩm của mình lên hàng đầu đừng quá PR quá đà. Dẫn đến ảnh hưởng không nhỏ đến sản phẩm và cả thị trường
Chúc các bạn thành công !
Bài viết còn nhiều thếu sốt mình sẽ viết thêm bài bổ xung để giải đáp phần nào cho các bạn hãy để comment của mình bên dưới để có thể trao đổi thêm .
Vandung/blog
Vandung/blog
0 nhận xét:
Post a Comment